6 giống heo đặc trưng tại Việt Nam, heo công nghiệp có gì khác?

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...

Trong ngành chăn nuôi, heo (lợn) là một loài vật nuôi quan trọng, đặc biệt là ở Việt Nam. Nước ta có sự đa dạng về các giống lợn bản địa, mỗi giống đều có những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, khả năng sinh sản và khả năng thích nghi với môi trường. Bên cạnh đó, heo công nghiệp (Heo CN) cũng đang được nuôi phổ biến hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hãy cùng Croptex tìm hiểu về 7 giống heo tại Việt Nam và những điểm khác biệt so với heo CN.

6 giống heo đặc trưng tại Việt Nam

1. Lợn Móng Cái

Nguồn gốc: T.p Móng Cái, Quảng Ninh.
Đặc điểm: Loại lợn này nổi bật với bộ lông đen phủ trên đầu, lưng, cổ và mông, trong khi phần thân còn lại có màu trắng. Lợn Móng Cái được chia thành hai dòng chính là xương to và xương nhỏ, đáp ứng nhiều mục đích nuôi khác nhau.

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp…

Với khả năng sinh sản vượt trội, trung bình mỗi lứa đẻ có thể đạt từ 10 đến 16 con, giúp giống lợn này được nuôi rộng rãi ở các tỉnh phía Bắc, miền Trung và khu vực Tây Nguyên.
So với heo công nghiệp: Con Lợn Móng Cái có thể sinh sản nhiều và dày hơn, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng rất chậm. Chất lượng thịt tốt hơn so với heo CN và thơm hơn.

TÌM HIỂU QUY TRÌNH CHĂN NUÔI HEO CÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ >>

2. Lợn Ỉ

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp…

Nguồn gốc: Tỉnh Nam Định.
Đặc điểm: Lợn ỉ là một giống lợn ở bản địa nhỏ với trán dô, chiếc má xệ và da màu đen.

Sinh sản: Chúng có chân ngắn và yếu, khả năng sinh sản đạt từ 8 đến 11 con mỗi lứa, có thể lên tới 16 con.

Phân bổ: chủ yếu ở miền Bắc, lợn Ỉ tăng trưởng chậm và chứa nhiều mỡ hơn, không phù hợp với xu hướng thị trường ưa chuộng thịt nạc như heo công nghiệp.

So với heo công nghiệp: Giống lợn Ỉ chúng có tốc độ lớn chậm hơn, lượng mỡ cao hơn nhiều, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường về thịt nạc giống như heo CN.

3. Lợn Mán

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp…

Nguồn gốc: Tỉnh Hòa Bình.

Đặc điểm: Lợn Mán có thân hình nhỏ, mõm dài, tai nhỏ, lông dài và cứng. Lông chủ yếu màu đen tuyền hoặc có đốm trắng.
Khả năng sinh sản: Thấp, chỉ khoảng 5 – 6 con mỗi lứa.

Phân bổ: Ở các huyện như Kim Bôi, Đà Bắc, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình.

So với heo công nghiệp: Lợn Mán có tầm vóc nhỏ hơn, khả năng sinh sản thấp và không thể tăng trưởng nhanh như heo CN.

4. Lợn Sóc

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp…

Nguồn gốc: Tây Nguyên.
Đặc điểm: Lợn Sóc, nhỏ con với mõm dài, da dày và lông đen có bờm dựng

Sinh sản: 6-10 con/lứa, 1-2 lứa/năm.

Phân bổ: Chủ yếu nuôi ở Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Dù tăng trưởng chậm hơn heo công nghiệp, lợn Sóc có thịt thơm ngon, phù hợp với nhu cầu thực phẩm cao cấp.

So với heo công nghiệp: lợn Sóc tuy tăng trưởng chậm hơn so với heo công nghiệp nhưng lại nổi bật nhờ thịt thơm ngon, thường được nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm cao cấp.

DINH DƯỠNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT >>

5. Lợn Cỏ

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp…

Nguồn gốc: Miền Trung Việt Nam.
Đặc điểm: Lợn Cỏ có màu lông đen hoặc đen trắng, thân hình dài, chân yếu và bụng xệ.
Khả năng sinh sản: Khoảng 5 – 6 con mỗi lứa.
Phân bổ: Ở các tỉnh miền Trung chạy dọc theo dãy Trường Sơn.
So với heo công nghiệp: Lợn Cỏ nhỏ và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt, nhưng sản lượng thịt không cao như heo CN.

6. Lợn Đen Lũng Pù

Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp...
Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Lợn Móng Cái có đầu đen, lưng, cổ, mông màu đen, còn lại màu trắng. Heo công nghiệp…

Lợn đen Lũng Pù có nguồn gốc từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chúng có bộ lông đen với đốm trắng ở trán, 4 chân và chóp đuôi. Điểm đặc trưng nổi bật là xoáy lông trắng ngược trên đỉnh đầu
So với heo công nghiệp: Lợn Đen Lũng Pù có sức đề kháng cao, khả năng thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt nhưng tốc độ phát triển chậm hơn.

SỬ LÝ PHÂN CHUỒNG HIỆU QUẢ VỚI CHIẾC MÁY NÀY >>

Sự khác biệt giữa heo bản địa và heo công nghiệp

Heo bản địa và heo CN có nhiều khác biệt rõ rệt về cả đặc điểm sinh học lẫn mục đích nuôi. Heo bản địa thường nhỏ, nhiều mỡ, chậm phát triển tuy nhiên thịt rất thơm ngon. Chúng thường được nuôi theo phương pháp thả rông, ít yêu cầu chăm sóc, sức đề kháng cao, nhưng năng suất không đạt như mong đợi.

Ngược lại, Heo công nghiệp chủ yếu là các giống như Yorkshire, Duroc, Landrace, được lai tạo để đạt tốc độ phát triển nhanh, ít mỡ và nhiều thịt nạc, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện đại với quy mô lớn. Chúng được nuôi trong những trang trại, với những thiết bị hiện đại. chúng nhanh lớn và có hiệu quả kinh tế cao.

Việc bảo tồn và phát triển các giống lợn bản địa cần được quan tâm nhiều hơn nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học và phát huy các giá trị truyền thống của chăn nuôi Việt Nam.

Cảm ơn anh em đã đọc hết bài viết của Croptex!

Theo dõi facebook chúng tôi tại đây!

Xem sản phẩm của chúng tôi tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *