Cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt

Cách xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt

Chất thải từ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt hiện nay vẫn là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu không được xử lý hiệu quả, chất thải này có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như lây lan bệnh tật và ô nhiễm môi trường. Trong bài viết này, hãy cùng Croptex tìm hiểu các giải pháp xử lý chất thải hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt!

Sử dụng hầm Biogas

Việc sử dụng hầm biogas đang trở thành phương pháp phổ biến để xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn tại các trang trại.

Sử dụng hầm Biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi
Sử dụng hầm Biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi

Lợi ích của hầm Biogas

Giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh: Hầm biogas vận hành trong môi trường kín, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh có thể gây hại cho vật nuôi.

Tiết kiệm chi phí: Hầm biogas không chỉ giúp các trang trại chăn nuôi giảm chi phí mà còn tiết kiệm không gian xử lý phân.

Tận dụng phân bón: Quá trình phân hủy kỵ khí từ hầm biogas tạo ra nguồn nước thải giàu dinh dưỡng, có thể được tái sử dụng trong nông nghiệp, chẳng hạn như tưới cây và rau màu.

Tận dụng phân bón: Quá trình phân hủy chất thải trong điều kiện kỵ khí sẽ tạo ra nước thải giàu dinh dưỡng, lý tưởng để tưới cây trồng. Các hộ nông dân có thể sử dụng nguồn nước này sau khi xử lý để phục vụ cho mục đích nông nghiệp.

Thu được khí gas sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt: Trong quá trình phân hủy chất thải từ gia súc, gia cầm trong hầm biogas, một lượng lớn khí đốt sẽ được tạo ra. Ngoài việc sử dụng khí gas để nấu ăn, bà con có thể chuyển đổi khí này thành điện năng thông qua hệ thống tái tạo năng lượng, phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt thường ngày.

Lợi ích to lớn của hầm Biogas trong chăn nuôi
Lợi ích to lớn của hầm Biogas trong chăn nuôi

XEM THÊM: Lợi ích to lớn của hầm Biogas trong chăn nuôi

Nhược điểm của hầm Biogas

Mặc dù hầm biogas dung tích nhỏ trong các mô hình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ đã góp phần tích cực vào việc xử lý chất thải, nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do dung tích của hầm biogas thường không thay đổi sau khi lắp đặt, trong khi quy mô chăn nuôi lại biến động liên tục theo nhu cầu hiện tại của thị trường và khả năng sản xuất của các hộ chăn nuôi.

Các hộ chăn nuôi lợn thường sử dụng hầm biogas có dung tích nhỏ (dưới 50m3) để xử lý chất thải lỏng sau khi vệ sinh chuồng trại. Khí gas thu được từ các hầm này chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt như đun nấu, sưởi ấm… Nước thải sau khi qua hầm biogas được tái sử dụng để tưới cây hoặc xả thải ra môi trường.

Phần lớn các hộ chăn nuôi chọn lắp đặt hầm biogas với dung tích từ 9 – 12m3, vừa đủ để cung cấp lượng khí gas cho sinh hoạt của gia đình từ 4 đến 6 người. Tuy nhiên, mỗi mét khối hầm biogas chỉ xử lý được chất thải của khoảng một con lợn. Do đó, khi quy mô chăn nuôi vượt quá 12 con, hầm biogas dễ bị quá tải, khiến nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn an toàn khi xả ra môi trường.

Sử dụng máy tách phân

Để xử lý triệt để tình trạng quá tải của hầm Biogas, tránh các tình trạng nước thải sau biogas không đáp ứng yêu cầu để xả thải. Các hộ chăn nuôi cần bổ sung thêm Máy tách phân để giảm tải lượng phân xả xuống hầm Biogas.

Máy tách phân sàng rung Croptex MTP800
Máy tách phân sàng rung Croptex MTP800

Lợi ích của máy tách phân

  • Tối ưu diện tích cho hệ thống xử lý chất thải: Đối với các hộ chăn nuôi có quỹ đất eo hẹp, việc xây dựng 1 hệ thống xử lý nước thải rất khó khăn. Trong 1 ngày, trang trại thải ra hang tấn chất thải. Nếu không được sử dụng máy tách phân, hộ chăn nuôi phải xây dựng các bể chứa, bể lắng lớn, để chứa được lượng phân vật nuôi thải ra
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Giúp giảm sự phát tán của vi khuẩn và chất hữu cơ có trong nước thải, từ đó giảm nguy cơ gây ra ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.
  • Dễ dàng sử dụng chất thải để sản xuất khí gas: Chất thải từ vật nuôi thường bao gồm phân và nước. Nếu bã phân không được lọc kỹ, hầm biogas có thể bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý chất thải. Hơn nữa, nếu chất thải không đồng nhất, quá trình phân hủy sẽ kéo dài hơn.
  • Sản xuất phân bón cho cây trồng: Khi chất thải không được ủ đúng cách, nó có thể chứa rất nhiều vi khuẩn và các chất độc hại, từ đó gây hại cho cây trồng nếu sử dụng trực tiếp.
  • Tạo thêm thu nhập từ việc bán phân: Phân sau khi tách và được ủ cùng với men vi sinh sẽ trở thành một loại phân bón chất lượng, có thể được bán để tạo thêm thu nhập.

Mua máy tách phân uy tín ở đâu?

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều nơi bán máy tách phân không chất lượng. Các hộ chăn nuôi không nên tham rẻ mà chọn mua những sản phẩm trôi nổi, không rõ thương hiệu, xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Để mua được một sản phẩm ưng ý với thương hiệu, xuất xứ và chất lượng sản phẩm tốt cùng chế độ bảo hành rõ ràng, các hộ chăn nuôi có thể tìm hiểu, liên hệ với Croptex để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm máy tách phân chất lượng.

Máy tách phân sàng rung Croptex MTP800
Máy tách phân sàng rung Croptex MTP800

Kết luận

Bài viết trên là phương pháp giúp các hộ chăn nuôi xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn thịt. Mong qua bài viết này của Croptex, các hộ chăn nuôi có thể áp dụng cho trang trại chăn nuôi của mình, để vật nuôi có môi trường sống tốt, không bệnh tật và góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh của chính mọi người.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *