Giống lúa GS55: Đặc điểm và kỹ thuật gieo trồng

Đặc tính và kỹ thuật gieo trồng của giống lúa GS55

Giống lúa GS55 là một lựa chọn phổ biến của bà con nông dân trong canh tác lúa nhờ khả năng mang lại năng suất cao. Bài viết sau đây của Croptex sẽ giới thiệu về nguồn gốc, đặc điểm nông học, và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng giống lúa này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Nguồn gốc của giống lúa GS55

Giống lúa GS55 hay còn gọi là GS55R, là một giống lúa lai có nguồn gốc từ Tứ Xuyên, Trung Quốc. Loại lúa này được lai tạo bởi Công ty TNHH Giống cây trồng Hoa Phong.

Đặc tính của giống lúa GS55

GS55 thuộc nhóm giống lúa ngắn ngày. Thời gian sinh trưởng của lúa vụ Xuân kéo dài từ 124 đến 127 ngày, trong khi vụ Mùa chỉ khoảng 103 đến 106 ngày. Cây lúa có chiều cao từ 108 đến 114 cm, đẻ nhánh khỏe, chịu lạnh tốt, cây cứng, ít bị đổ ngã. Giống lúa GS55 có khả năng chống chịu rất tốt đối với các loại sâu bệnh thường gặp ở cây lúa như rầy nâu, bệnh đạo ôn và khô vằn.

Đặc tính của giống lúa GS55
Đặc tính của giống lúa GS55

Giống lúa GS55 có thể trồng ở nhiều địa phương khác nhau và phù hợp với nhiều loại đất. Lúa GS55 cho ra bông dài, các hạt được sắp xếp chặt chẽ, với tỷ lệ hạt chắc cao. Hạt gạo trong, có mùi thơm nhẹ. Giống lúa GS55 có năng suất trung bình đạt khoảng 7-8 tấn/ha, nhưng khi áp dụng thâm canh, năng suất có thể lên tới 11-14 tấn/ha.

Thời vụ gieo cấy giống lúa GS55

Để hạn chế sự phát triển của dịch rầy nâu, bà con cần tuân thủ thời gian gieo cấy theo khuyến cáo. Tại các tỉnh miền Bắc, giống lúa này thường được gieo vào vụ Xuân muộn hoặc Mùa sớm. Đối với các tỉnh miền miền Nam, thời điểm phù hợp nhất để bà con có thể gieo cấy giống lúa GS55 là vụ Đông Xuân hoặc Hè Thu.

Nếu sử dụng phương pháp cấy mạ, nên cấy khi mạ có từ 4 đến 5 lá. Còn với phương pháp gieo sạ, tiến hành khi hạt giống đã nảy mầm với rễ dài từ 1/3 đến 1/2 hạt thóc.

Thời vụ gieo cấy của giống lúa GS55
Thời vụ gieo cấy của giống lúa GS55

Xem thêm: Đặc điểm và kỹ thuật canh tác giống lúa OM5451

Hướng dẫn kỹ thuật gieo sạ cho giống lúa GS55

Nông dân có thể tham khảo quy trình sau để đạt hiệu quả gieo sạ tốt nhất:

Chuẩn bị hạt giống

  • Nếu áp dụng phương pháp cấy, cần khoảng 1 kg giống cho mỗi sào Bắc Bộ (tương đương với 3 kg/1000 m² và 22-25 kg/ha).
  •  Còn đối với phương pháp gieo sạ, bà con sẽ cần khoảng 4 kg giống cho mỗi 1000 m² và 40 kg/ha.

Ngâm ủ hạt giống

Trước khi ngâm hạt, bà con sẽ cần phải xử lý chúng bằng nước ấm (54℃) trong vòng 15 phút để có để kích thích nhanh quá trình nảy mầm. Sau đó, ngâm trong nước sạch từ 20-24 giờ, thay nước mỗi 5-6 giờ. Sau khi hạt đã ngấm đủ nước, đem rửa sạch và để ráo, rồi ủ trong khoảng 24-36 giờ (40-50 giờ đối với vụ Xuân).

Cách gieo hạt

  • Đối với phương pháp cấy, gieo mạ sau khi hạt giống nứt nanh.
  • Đối với phương pháp gieo sạ, khi hạt giống nứt nanh đều, sạ trực tiếp lên ruộng đã được làm phẳng.

Những lưu ý cần biết khi bón phân cho giống lúa GS55

Tương tự như các loại lúa khác, cần bón phân một cách cân đối và hợp lý tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây. Tránh bón đạm kéo dài, vì có thể khiến cây dễ bị sâu bệnh. Hãy đảm bảo bón phân đúng cách vào các giai đoạn như: bón lót, bón thúc, đón đòng và khi lúa chuyển sang giai đoạn đỏ đuôi.

Bà con có sử dụng thêm phương pháp Thùng rải phân gắn sau máy kéo để rải phân nhanh chóng, đồng đều, tiết kiệm, an toàn và tối ưu hơn để hạt giống có thể lớn đều, tránh tình trạng lãng phí phân.

Lưu ý khi bón phân cho giống lúa GS55
Lưu ý khi bón phân cho giống lúa GS55

Cách phòng ngừa sâu bệnh cho giống lúa GS55

Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, bà con cần theo dõi đồng ruộng thường xuyên. Khi phát hiện các dấu hiệu sâu bệnh, nên kịp thời áp dụng các biện pháp phòng trừ, và nếu cần thiết, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng.

Một số bệnh và cách phòng trừ:

  • Sâu đục thân: Xuất hiện ở giai đoạn lúa làm đòng. Khi mật độ sâu đạt từ 0,3-0,7 ổ trứng/m², phun thuốc như Basudin 10G, Diaphos 10G.
  • Sâu cuốn lá: Thường thấy trong giai đoạn lúa đẻ nhánh. Nếu mật độ sâu cao (5-8 con/m²), phun thuốc trừ sâu.
  • Rầy nâu: Bệnh này sẽ thường xuất hiện khi lúa vào giai đoạn làm lòng. Khi mật độ rầy đạt từ 67-25 con/khóm, phun thuốc như Basudin 10G, Diaphos 10G.
  • Bệnh khô vằn: Có thể phòng ngừa bằng cách phun các loại thuốc phổ biến hiện nay như Validacin 3SL, Vacocin 3SL.
  • Bệnh đạo ôn: Có thể phòng ngừa bằng cách phun các loại thuốc phổ biến hiện nay như New Hinosan 30EC hoặc Fujione 40EC.

Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần tuân thủ nguyên tắc “4 Đúng”: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng cách, và đúng liều lượng để đạt hiệu quả cao nhất.

Kết luận

Qua bài viết này của Croptex, bà con có thể hiểu rõ hơn về giống lúa . GS55 là lựa chọn lý tưởng cho người nông dân nhờ vào năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt và thời gian sinh trưởng ngắn. Bằng cách tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật gieo trồng, bà con có thể đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu. Việc chuẩn bị đất, chăm sóc cây lúa và thu hoạch kịp thời sẽ giúp đảm bảo chất lượng và năng suất của giống lúa GS55.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *